Cấp cứu: 024 3838 6009 - Hotline: 0886568115 - Địa chỉ: 38, Tân Xuân, Xuân Đỉnh, Bắc Từ Liêm, Hà Nội


[rev_slider home1slider]

Dấu hiệu nhận biết bệnh trào ngược dạ dày thực quản

2022-06-29

          Gần đây tôi bị nóng rát giữa ngực, ăn uống kém, nghi bị trào ngược dạ dày – thực quản. Mong bác sỹ tư vấn cách nhận biết bệnh qua những triệu chứng nào?

          Trà lời:

          Hội chứng trào ngược dạ dày – thực quản còn được gọi là viêm thực quản trào ngược và có các triệu chứng khá giống nên rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh như viêm loét dạ dày, tá tràng hay viêm thanh quản… Những triệu chứng rõ nét nhất của hội chứng trào ngược dạ dày – thực quản có thể kể đến như: Cảm giác nóng rát: sau xương ức giữa ngực, hay xảy ra sau bữa ăn hoặc cúi mình về phía trước hoặc lúc nằm ngửa; đau nóng rát khu trú ở bụng trên… Ợ chua, buồn nôn, nôn kèm theo tình trạng khó nuốt cũng là triệu chứng đặc chưng của trào ngược dạ dày – thực quản. Các biểu hiện về tai mũi họng: Họng mất cảm giác; cảm giác nuốt nghẹn như có dị vật hoặc vướng sau xương ức hay sau yết hầu; viêm họng hay tái phát; khản tiếng, sáng dậy khản đặc rồi hết nhanh… Các biểu hiện ở phổi: khó thở ban đêm do hít phải dịch vị acid vào phế quản, ít gặp nhưng nặng. Có khi có cơn như hen suyễn. Đau ngực: trào ngược dạ dày – thực quản là nguyên nhân thông thường nhất của đau ngực không do bệnh tim. Đau thường sau bữa ăn hoặc ban đêm; đau kéo dài nhiều giờ, sau xương ức, không lan sang bên. Khởi phát đau có liên quan tới một đợt trào ngược dịch vị acid.

          Điều trị trào ngược dạ dày thực quản bao gồm các phương pháp thay đổi lối sống, thay đổi chế độ ăn, điều trị nội khoa, điều trị ngoại khoa và các thủ thuật khác. Phương pháp không dùng thuốc luôn được các bác sĩ khuyến khích bệnh nhân của mình. Một chế độ sinh hoạt hợp lý hay một chế độ ăn khoa học làm giảm đáng kể tần suất trào ngược dạ dày thực quản:

  • Ăn thành từng bữa nhỏ. Nên ăn thường xuyên hơn là ăn ít bữa lớn đối với người có dấu hiệu trào ngược dạ dày thực quản.
  • Lựa chọn các thực phẩm có tính kiềm, có khả năng trung hòa axit như thực phẩm từ tinh bột (bánh mì, bột yến mạch) hay đạm dễ tiêu.
  • Hạn chế thực phẩm kích thích tăng tiết axit hay kích thích cơ thắt dưới thực quản: hoa quả có hàm lượng axit cao (chanh, cam, dứa...) và ít các sản phẩm từ sữa.
  • Giảm sử dụng các thực phẩm giàu chất béo; thực phẩm chua cay.
  • Không hút thuốc, uống rượu bia, đồ uống có gas, không sử dụng các chất kích thích.
  • Giữ cân nặng hợp lý.
  • Không nằm hoặc lao động ngay sau khi ăn.
  • Thư giãn giảm stress có thể làm giảm triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản một cách rõ ràng.

          Ngay khi xuất hiện các dấu hiệu trào ngược dạ dày thực quản bạn hãy đến các cơ sở y tế chuyên khoa tiêu hóa để được khám, tư vấn và điều trị kịp thời. Bạn nên đi khám chuyên khoa tiêu hóa để có chẩn đoán chính xác nhất và được tư vấn điều trị cụ thể.

 

Tìm kiếm
Giờ làm việc
- Trực cấp cứu 24/24h tất cả các ngày trong tuần từ thứ hai đến chủ nhật kể cả ngày lễ tết.
- Khám chữa bệnh các ngày trong tuần từ thứ hai đến thứ 6
Mùa hè:
+ Sáng: 7h30’-12h00’
+ Chiều: 13h30’-17h00’
Mùa Đông:
+ Sáng: 7h30’-12h00’
+ Chiều: 13h00’-16h30’

Xem chi tiết khám ngoài giờ

Đang online: 2
Truy cập hôm nay: 43
Tổng số truy cập: 169103
Tắt [X]